Hành chính Trưng_cầu_dân_ý_độc_lập_Scotland,_2014

Ứng cử

Ngày 21 tháng 3 năm 2013, chính phủ Scotland công bố trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2014. Salmond đã đồng ý vì năm 2014 kỷ niệm 700 năm trận Bannockburn; Scotland cũng sẽ đăng cai tổ chức Commonwealth Games 2014 và Ryder Cup 2014. Những sự kiện này khiến cho năm 2014 là một năm tốt để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.

Theo các điều khoản của Dự thảo Luật năm 2010, những người sau đây được quyền bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý:

- Công dân Anh thường trú tại Scotland;

- Công dân của 52 quốc gia khác Khối thịnh vượng chung thường trú tại Scotland;

- Công dân của 27 quốc gia Liên minh châu Âu thường trú tại Scotland;

- Các thành viên của Thượng nghị viện Vương quốc Anh là người thường trú tại Scotland;

- Dịch vụ / nhân viên phục vụ Hoàng gia Anh hoặc ở nước ngoài trong Quân đội Anh hoặc với Chính phủ Hoàng gia đăng ký bỏ phiếu tại Scotland.

Tính hợp pháp của một cuộc trưng cầu dân ý

Năm 2010, chính phủ Scotland khẳng định họ có thể lập pháp cho cuộc trưng cầu, vì đây sẽ là một cuộc trưng cầu để tư vấn việc mở rộng quyền hạn của Quốc hội Scotland, và kết quả không có hiệu lực trong luật pháp.Tháng 1 năm 2012, Lord Wallace, người ủng hộ cho Scotland, cho biết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu về hiến pháp nằm ngoài pháp luật và cho các cá nhân có thể thách thức dự luật trưng cầu của Quốc hội Scotland.

Chính phủ Anh và chính phủ Scotland ký Hiệp định Edinburgh, cho phép chuyển nhượng tạm thời cơ quan pháp luật. Theo quy định của Hiệp định Edinburgh, chính phủ Anh phải soạn dự thảo cấp bậc cho Hội đồng Quốc hội Scotland và quyền hạn cần thiết để tổ chức một cuộc trưng cầu độc lập đúng vào hoặc trước ngày 31 tháng 12 năm 2014. Dự thảo đã được nghị quyết của cả hai Viện Quốc hội phê duyệt, và được sự chấp thuận của Nữ hoàng, theo lời khuyên của Bộ trưởng, tại một cuộc họp của Hội đồng Tư vào ngày 12 tháng 2 năm 2013. Dưới quyền hạn tạm thời chuyển giao từ Westminster trong mục 30 dự thảo, Quốc hội Scotland đã thông qua Đạo luật Scotland Trưng cầu dân ý độc lập năm 2013, triệu tập cuộc trưng cầu, xác định các câu hỏi đã đưa ra từ ngày trưng cầu dân ý đã được tổ chức trước đó và thiết lập các quy tắc quản lý việc tổ chức trưng cầu dân ý. Dự án Luật được thông qua bởi Quốc hội Scotland vào ngày 14 tháng 11 năm 2013 và nhận được sự đồng ý của Hoàng gia vào ngày 17 tháng 12 năm 2013. Theo mục 36 của Đạo luật, điều này sẽ có hiệu lực một ngày kể từ sau khi Hoàng gia đồng ý.

Giám sát bầu cử

Ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm giám sát việc trưng cầu dân ý, thực hiện các cuộc thăm dò và công bố kết quả, đưa ra các khoản tài trợ. Trong vai trò kiểm soát chi tiêu chiến dịch, Ủy ban Bầu cử sẽ báo cáo với Quốc hội Scotland. Cuộc thăm dò sẽ được quản lý ngay tai nơi bầu cử.

Những ý kiến trong cuộc trưng cầu

Hiệp định Edinburgh nói rằng các câu hỏi sẽ được quyết định bởi Quốc hội Scotland và xem xét bởi Ủy ban Bầu cử. Và câu hỏi ưa thích của chính phủ Scotland là "Bạn có đồng ý rằng Scotland phải là một quốc gia độc lập?". Cuộc khảo sát cho thấy rằng "Bạn có đồng ý không" ở phần đầu lời nói đã làm cho câu hỏi rất nổi bật, sẽ có nhiều khả năng thu được một phản hồi tích cực. Nhưng câu hỏi đã được sửa đổi trở thành "Scotland nên là một quốc gia độc lập?" vì Ủy ban Bầu cử thấy được câu này lại mang tính trung lập và ngắn gọn nhất.

Cơ cấu

Chi phí và tài trợ

Trong Dự thảo Luật năm 2010, chính phủ Scotland đề xuất tổ chức một cuộc vận động cho những người có hoặc không đồng ý rằng "Scotland nên là một nước độc lập". Việc này được phép chi tiêu £ 750 000 vào chiến dịch gửi miễn phí cho mỗi hộ gia đình một món hàng qua đường bưu điện hoặc cử tri để tạo thương hiệu cho cuộc trưng cầu dân ý. Ngân sách công không phục vụ cho chiến dịch. Các đảng chính trị đã được phép chi tiêu £ 100 000. Điều này đã giới hạn đề xuất chi tiêu của đảng sao cho chỉ chi tiêu £ 250 000 vào năm 2012.

Năm 2013, đề xuất cho 16 tuần trước cuộc thăm dò của Ủy ban bầu cử đã được chấp nhận, cho phép tổ chức hai chiến dịch chỉ định để chi tiêu lên đến 1,5 triệu £ cho các đảng ở Scotland để chi tiêu cho các khoản: £ 1 344 000 (SNP); £ 834 000 (Lao động); £ 396 000 (Conservatives); £ 201 000 (Tự do dân chủ); £ 150 000 (Greens). Các tổ chức khác có thể đăng ký với Ủy ban Bầu cử, nhưng chi tiêu bị giới hạn £ 150 000.

Theo bài báo tham khảo ý kiến ​​của chính phủ Scotland công bố trên 25 tháng 2 năm 2010, chi phí của cuộc trưng cầu dân "có thể sẽ đến khoảng 9,5 triệu £", chủ yếu chi cho hoạt động bình bầu và kiểm phiếu và một số hoạt động khác. Tính đến tháng 4 năm 2013, chi phí dự kiến ​​của trưng cầu dân ý là 13 300 000 £.

Tổ chức vận động tranh cử

Chiến dịch ủng hộ độc lập của Scotland, "Yes Scotand", đã được đưa ra vào ngày 25 tháng 5 năm 2012. Người đứng đầu là Blair Jenkins, trước đây là Giám đốc phát thanh truyền hình tại STV, trưởng phòng tin tức và các vấn đề ở cả hai dài STV và BBC Scotland. Chiến dịch này đã được hỗ trợ bởi SNP, Đảng Greens và Đảng Xã hội Scotland. Khi ra mắt trước công chúng, Salmond đã hi vọng rằng một triệu người ở Scotland sẽ ký một tuyên bố hỗ trợ cho nền độc lập. Ngày 22 Tháng 8 năm 2014, "Yes Scotand" thông báo đã vượt qua mục tiêu trên.

Chiến dịch ủng hộ Scotland ở lại Anh, "Better Together" (Cùng nhau sẽ tốt hơn cả), đã được đưa ra vào ngày 25 Tháng 6 năm 2012, được dẫn dắt bởi Alistair Darling, cựu Bộ trưởng Tài chính, và có sự hỗ trợ của Đảng Conservatives, Đảng Lao động và Tự do Dân chủ.

Giới thiệu
Poster "CÓ" treo trên của hàngPoster "CÓ" và "KHÔNG" trong cuộc trưng cầu dân ý được treo đồng thời tại chung cư ở Leith, Vương quốc Anh.

Quảng bá, giới thiệu chính trị trên truyền hình, đài phát thanh ở Anh đã bị cấm theo Đạo luật Truyền thông năm 2003, nhưng với ngoại lệ của đảng, điều này lại được phép phát sóng.Song, ba chuỗi rạp chiếu phim lớn lại dừng hiển thị quảng cáo của các nhóm chiến dịch trưng cầu dân ý sau khi nhận được thông tin phản hồi tiêu cực từ người xem phim.

Các nhà tài trợ

Trong tháng 12 năm 2013, chiến dịch "Better Together" tuyên bố họ đã được đóng góp £ 2 800 000 bởi các doanh nhân Ian Taylor, Donald Houston và CJ Sansom. Gần 27 000 nhà tài trợ đã đóng gớp dưới £ 7500 trong cùng 1 ngày. Nhà văn JK Rowling tài trợ £ 1 000 000 vào tháng sáu. Trong tháng tiếp theo, nhà sản xuất rượu whisky William Grant & Sons đóng góp khoảng £ 100 000. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2014, "Better Together" thông báo đã đủ tiền cho các chi tiêu cho phép và không nhận đóng góp nữa. Điều này một phần là do nhận được số lượng lớn các khoản đóng góp nhỏ sau cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa Salmond và Darling.

Quá trình bỏ phiếu

Bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân bắt đầu vào ngày 27 Tháng 8 năm 2014, băng việc tiếp nhận phiếu bầu của cử tri qua bưu điện. Tính đến ngày 15 tháng 8, 680 235 cử tri đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện, tăng 20% ​​so với tháng 3 năm 2014. Trong giai đoạn bỏ phiếu qua bưu điện, cảnh sát Scotland đã bắt giữ một người đàn ông từ Glasgow tình nghi bán phiếu bầu của mình trên website đấu giá eBay. Thời hạn đăng ký cho cử tri trong cuộc trưng cầu là ngày 2 tháng 9 năm 2014. Một số hội đồng báo cáo việc xử lý số lượng người đăng ký mới nhiều chưa từng có, trong khi những hội đồng khác nhận được hàng vạn các phiếu đăng ký trong tuần cuối cùng.

Kết quả của cuộc bỏ phiếu

Chính phủ Anh cho rằng, nếu được đa số phiếu ủng hộ khuynh hướng độc lập, thì Scotland sẽ trở thành một quốc gia độc lập sau quá trình đàm phán. Nếu phần lớn là không độc lập thì Scotland sẽ tiếp tục ở lại Vương quốc Anh. Quyền hạn sẽ tiếp tục được phân cấp cho Quốc hội Scotland như là kết quả của Đạo luật Scotland năm 2012 của Ủy ban Bầu cử đã chuẩn bị. Cuối cùng, Anh và các chính phủ Scotland cúng đạt được thỏa thuận này.

Liên quan

Trưng cầu dân ý độc lập Québec, 1995 Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016 Trưng cầu ý dân về chính thể Ý năm 1946 Trưng cầu dân ý về quốc kỳ New Zealand, 2015–2016 Trưng cầu dân ý độc lập Scotland, 2014 Trưng Trắc Trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp Nga 2020 Trưng cầu dân ý Krym 2014 Trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 Trưng cầu dân ý Quốc gia Việt Nam 1955

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng_cầu_dân_ý_độc_lập_Scotland,_2014 http://www.bbc.com/news/uk-scotland-29270441 http://www.better-together-scotland.com/ http://www.ft.com/cms/s/2/e718e2b8-3e59-11e4-a620-... http://www.scotlanddecides.com http://www.scotreferendum.com/ http://www.theguardian.com/politics/2014/sep/06/sc... http://cle.ens-lyon.fr/anglais/scotland-s-hour-of-... http://bettertogether.net/ http://www.yesscotland.net/ http://www.futureukandscotland.ac.uk/guidetothedeb...